Hệ số vòng quay khoản phải thu (Receivable Turnover Ratio) là gì? là một thuật ngữ chuyên ngành kế toán, không phải ai cũng biết chi tiết về vòng quay này. Để tìm hiểu chi tiết về vòng quay khoản phải thu, mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Vòng quay khoản phải thu là gì?
Hệ số vòng quay khoản phải thu (Receivable turnover ratio) là một cách tính trong ngành kế toán dùng để kiểm tra mức độ hiệu quả của doanh nghiệp khi thực hiện quá trình thu hồi vốn với các khoản phải thu và các khoản nợ của khách hàng.
Và dựa vào hệ số này ta có thể đánh giá, phân tích và xem xét được mức độ hiệu quả của doanh nghiệp khi cấp tín dụng cho khách hàng, cũng như thể hiện khả năng thu hồi các khoản nợ ngắn hạn. Việc tính toán hệ số vòng quay khoản phải thu có thể được thực hiện theo năm/ quý/ tháng.
Cách tính số vòng quay khoản phải thu
Công thức tính vòng quay khoản phải thu
Hệ số vòng quay khoản phải thu = [Doanh thu bán chịu ròng] / [Trung bình khoản phải thu]
Trong đó:
- Doanh thu bán chịu ròng là tổng của doanh thu bán chịu trong kỳ đã trừ đi các khoản doanh thu bán chịu đã được khách hàng hoặc doanh nghiệp thanh toán.
- Trung bình khoản phải thu được hiểu là tổng trung bình cộng của các khoản phải thu đầu kỳ và những khoản phải thu vào cuối kỳ.
Dựa theo công thức trong doanh nghiệp sẽ tính được mức độ hiệu quả hoạt động của đơn vị mình.
Trình tự tính toán chỉ số vòng quay khoản phải thu sẽ được thực hiện theo 3 bước sau đây:
- Bước 1: Tính doanh thu bán chịu ròng = Tổng doanh thu bán chịu trong kỳ – Khoản doanh thu bán chịu mà khách hàng đã thanh toán bằng hình thức tiền mặt.
- Bước 2: Tính trung bình khoản phải thu = Trung bình cộng của khoản phải thu đầu kỳ và khoản phải thu cuối kỳ.
- Bước 3: Tính chỉ số vòng quay khoản phải thu = Kết quả ở bước 1/ Kết quả ở bước 2.
Ví dụ về cách tính vòng quay khoản phải thu
Để nắm bắt rõ hơn về cách tính vòng quay phải thu các bạn tham khảo ví dụ sau:
Sau khi kết thúc một năm tài chính, doanh nghiệp A có khoản phải thu là 180 triệu VNĐ trong bảng cân đối kế toán. Trong đó, tổng doanh thu tín dụng cho năm là 650 triệu VNĐ và doanh thu bán hàng là 220 triệu VNĐ. Trong bảng cân đối kế toán tài chính năm ngoái doanh nghiệp A chi biết giá trị của các khoản phải thu là 210 triệu VNĐ.
Sau khi kết thúc năm tài chính, công ty A có khoản phải thu là 120 triệu đồng trong bảng cân đối kế toán. Tổng doanh thu tín dụng cho năm tài chính là 450 triệu đồng và doanh thu bán hàng là 170 triệu đồng. Trong bảng cân đối kế toán năm ngoái của công ty A cho biết giá trị các khoản phải thu là 160 triệu đồng.
Ta có:
– Doanh số bán chịu ròng là: 650.000.000 – 220.000.000 = 430.000.000 đồng
– Trung bình các khoản phải thu là: (180.000.000 + 210.000.000)/2 = 195.000.000 đồng
>> Hệ số vòng quay khoản phải thu của doanh nghiệp A = 430.000.000/195.000.000 = 2
Như vậy, doanh nghiệp A phải thu các khoản thu của mình 2 lần/ năm (180 ngày/ lần). Hay hiểu cách khác là thời gian ước tính để doanh nghiệp A có thể thu tiền mặt là 180 ngày trong trường hợp bán chịu.
Ý nghĩa của các vòng quay khoản phải thu
Doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu cũng tương tự như cho khách hàng vay tiền mà không lấy lợi nhuận. Thông thường, khi một doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng, có thể kèm theo các điều khoản và yêu cầu khách hàng thanh toán trong vòng từ 30 – 60 ngày.
Hệ số vòng quay khoản phải thu giúp đánh giá, phân tích khả năng thu hồi khoản phải thu của một doanh nghiệp hay hiệu quả cho việc cấp tín dụng của doanh nghiệp đó như thế nào. Hệ số này cũng có thể cho thấy số lần khoản phải thu chuyển thành tiền mặt của một doanh nghiệp. Hệ số vòng quay khoản phải thu có thể được tính hàng năm/ quý/ tháng.
Vòng quay khoản phải thu cao hoặc thấp phản ánh điều gì?
Hệ số vòng quay khoản phải thu cao
Hệ số vòng quay khoản phải thu càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đó có khả năng thu hồi các khoản phải thu và các khoản nợ hiệu quả. Hệ số này cao cũng thể hiện dòng tiền của doanh nghiệp tăng sau khi khách hàng thanh toán các khoản nợ đúng kỳ hạn. Doanh nghiệp không có nhiều nợ xấu và đảm bảo được việc giải phóng mức tín dụng cho sau này.
Hệ số vòng quay khoản phải thu cao thì chúng ta có thể đưa ra được đánh giá ban đầu về hoạt động của doanh nghiệp đó chủ yếu dựa trên tiền mặt. Và doanh nghiệp cũng thận trọng cho việc trước khi cấp tín dụng cho khách hàng. Việc làm này sẽ giúp ngăn chặn rủi ro nợ khó đòi, nhưng nó có thể làm cho doanh nghiệp đó mất đi những khách hàng tiềm năng, mang lại lợi nhuận cho mình.
Hệ số vòng quay khoản phải thu thấp
Hệ số vòng quay khoản phải thu càng thấp thì càng chứ tỏ khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp này thấp, các chính sách cho tín dụng không mang lại hiệu quả. Tình trạng nợ xấu của doanh nghiệp gia tăng, dẫn đến khả năng kiểm soát dòng tiền rất khó. Khách hàng không có khả năng trả nợ nên khó thực hiện cho việc giao dịch trao đổi, mua bán về sau.
Nếu một doanh nghiệp có hệ số vòng quay phải trả thấp nên cân nhắc việc thay đổi các chính sách tín dụng để đảm bảo khả năng thu hồi các khoản phải thu và các khoản nợ của khách hàng.
Vòng quay khoản phải thu bao nhiêu là tốt?
Mỗi một ngành sẽ có một quy định khác nhau nên sẽ không thể nào xác định được hệ số vòng quay khoản phải thu một cách chính xác. Và để đánh giá được hiệu quả của việc quản lý thu hồi các khoản nợ và các khoản phải thu của khách hàng hãy nên so sánh số ngày thu tiền bình quân với số ngày thanh toán của các khoản công nợ phải thu mà công ty đó quy định.
Hệ số vòng quay phải thu đánh giá được hiệu quả của một doanh nghiệp một cách tốt nhất. Việc kiên trì và liên tục đánh giá hiệu quả vòng quay thì mới có thể định hướng được sự phát triển của doanh nghiệp được tốt nhất.
Hạn chế của vòng quay khoản phải thu
Dù hệ số vòng quay khoản phải thu giúp bạn đánh giá được xu hướng hoạt động, từ đó đưa ra các chiến dịch kinh doanh. Tuy nhiên, sẽ không phát hiện hoặc xác định được những tài khoản, khách hàng có nợ xấu cần xem xét cụ thể hay những tài khoản, khách hàng có khoản nợ quá hạn.
Bên cạnh đố thì những khoản phải thu này có thể thay đổi cả năm, việc tính toán dựa trên ngày bắt đầu cho đến cuối năm thì sẽ mang tính khó chính xác. Cuối cùng, vẫn nên so sánh hệ số này với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực, tương đồng về sản phẩm, quy mô, mô hình kinh doanh tương tự.
Kết luận
Vaytienonlinenhanh hy vọng qua bài viết chia sẻ về vòng quay khoản phải thu, các bạn có thể có thêm được những thông in hữu ích trong lĩnh vực tài chính. Chúc các bạn một ngày tốt lành.